Theo dòng cơn sốt Pressing trap hiện nay. mình cũng viết 1 bài về Pressing trap trong FM luôn
1. Pressing trap là gì :
Nguồn : Chiến thuật bóng đá a bờ cờ
Câu hỏi đầu tiên: Pressing trap là gì? Pressing trap, hiểu một cách nôm na kiểu từ theo từ, là một cái bẫy (trap) mà khi đối phương chẳng may lọt vào, họ sẽ bị gây sức ép (pressing) một cách quyết liệt, dễ mất bóng hoặc chuyền hỏng, mở ra cơ hội phản công cho đội phòng ngự. Còn có một khái niệm nữa là offensive pressing trap (bẫy pressing tấn công – là khi một cầu thủ tấn công cố tình “nhử” đối phương gây sức ép với mình để mở ra khoảng trống cho các cầu thủ khác), nhưng trong khuôn khổ này mình chỉ bàn về pressing trap phòng ngự thôi.
Chi tiết hơn một chút, khi một đội bóng sử dụng bẫy pressing, đội bóng đó sẽ “vứt ra” một “mồi nhử” – có thể là một khoảng trống lớn ở đâu đó, có thể là một cái khe trong một tuyến phòng ngự mà đối thủ có thể chuyền xuyên qua… Nếu đối phương dính mồi và đưa bóng vào vị trí mà cái bẫy đã được giăng sẵn, các cầu thủ của đội phòng ngự lập tức co cự ly đội hình lại và tranh chấp quyết liệt với mục đích đoạt lại bóng hoặc ép đối phương phải sử dụng những đường chuyền thiếu chất lượng.
Tại sao cần pressing trap?
Đơn giản vì chẳng đội nào muốn chờ đối phương tự làm hỏng một đợt tấn công, nên ở một thời điểm nào đó sẽ phải pressing để đoạt lại bóng hay ít ra cũng khiến pha tấn công của đối phương không được như ý. Mà pressing thì lại là việc không thể làm liên tục, trên khắp mặt sân. Nên giải pháp là dồn đối phương về một “góc” nào đó, nơi đội phòng ngự có lợi thế về không gian và/hoặc con người, để bắt đầu gây sức ép.
Phân loại pressing trap
Cũng đơn giản thôi, như pressing nói chung, pressing trap được phân loại dựa vào vị trí nơi các hoạt động pressing cường độ cao bắt đầu diễn ra. Theo chiều dọc thì có pressing trap ở trung lộ, pressing trap ở hành lang trong (half-space), pressing trap ở cánh. Pressing trap ở cánh được coi là có nhiều ưu điểm nhất, vì ở đấy không gian mà đội phòng ngự phải quản lý sẽ ít hơn, nhờ đường biên dọc đóng vai trò như một hậu vệ khác.
Theo chiều ngang thì có pressing trap ở attacking third (1/3 sân tấn công) và pressing trap ở middle third (phần 1/3 sân ở giữa). Không có pressing trap ở defending third (phần 1/3 sân gần khung thành) vì nếu nếu gây sức ép đúng cách, đội phòng ngự sẽ không có cầu thủ nào ở phần 1/3 sân phòng ngự.
Đặt bẫy
Đây là phần cực kỳ quan trọng và cũng cực kỳ khó thực hiện. Thứ nhất là không dễ để đặt bẫy mà đối phương lại không biết. Thứ hai, bẫy có thể được đặt sai chỗ hay sai chỗ, nghĩa là tới khi đối phương “sập bẫy” rồi đội đặt bẫy mới biết là không bẫy chỗ đó không hiệu quả (do cự ly chưa tốt, do bẫy nhầm cầu thủ… hay…). Và cuối cùng, bẫy có thể sập rồi mà con mồi vẫn thoát đi được, do kỹ năng pressing của toàn đội và từng cá nhân còn chưa hoàn thiện.
Yếu tố cần phải lưu ý nhất khi đặt bẫy là làm sao hướng được đối phương đưa bóng tới những khu vực đã được kiểm soát. Để làm được điều này thì các cầu thủ, nhất là các tiền đạo, cần phải vận dụng kỹ năng phủ bóng (cover shadow) một cách thuần thục. Ví dụ muốn hướng đối phương đưa bóng ra biên thì phải “phủ bóng” sao cho chặn hết các đường chuyền vào trung lộ, và ngược lại, muốn hướng đối thủ vào trung lộ thì phải phủ bóng các cầu thủ ở biên.
Ngoài ra, các cầu thủ ở gần điểm đặt bẫy cũng phải biết cách căn sao cho không đứng quá gần (khiến đối phương cảnh giác) nhưng cũng không đứng quá xa (không kịp áp sát).
Để có thể lập một cái bẫy pressing hiệu quả thì thường các đội sẽ để cho đối phương triển khai bóng ngắn từ thủ môn. Thường là thủ môn sẽ chuyền cho các trung vệ. Khi bóng tới chân một trung vệ, (các) tiền đạo sẽ bắt đầu gây sức ép nhẹ để lái trái bóng vị trí mong muốn. Cùng lúc, các cầu thủ khác sẽ điều chỉnh vị trí để đảm bảo khi bóng tới vị trí đặt bẫy, tất cả đã sẵn sàng “không cho chúng nó thoát”.
Ví dụ cụ thể
Nói chung đặt các pressing trap là điều mà các đội bóng phải làm trong mọi trận đấu. Chỉ khác nhau ở vị trí và mức độ táo bạo/quyết liệt thôi (như Liverpool trước Tottenham vừa rồi là quyết liệt). Một số đội nếu duy trì được cự ly chặt chẽ còn đạt được tình trạng đặt pressing trap tự nhiên, nghĩa là bóng tới đâu trong không gian phòng ngự của họ thì ở đó đã có sẵn bẫy.
Thế nên, tất cả những gì trình bày trên đây chỉ đơn giản là lý thuyết tổng quát. Thực tế, các pressing trap có thể không được “trực quan” lắm, nhất là với những con mắt không chuyên. Để dễ cho anh em hơn, mình sẽ đưa ra một số ví dụ về pressing trap được cắt ra từ các tình huống thật trong các trận đấu cụ thể. Xem từng ảnh + chú thích nhé!
Hi vọng anh em xem xong sẽ có được hình dung rõ hơn về pressing trap, và khi theo dõi các trận đấu có thể nhận ra khi nào thì một đội bóng đang cố tình đưa đối phương vào bẫy.
2. In game FM
Thiết lập TI
Mình ko sử dụng Tight Marking vì Closing down kết hợp Tight Marking thì nó ra Pressing kiểu khác rồi. Còn Pressing trap mình dùng có sự phối hợp lẫn nhau giữa Closing down và Tigh Marking bên phần OI cơ.
Ko quấy rối tình dục thằng GK, cứ để nó chuyền bóng từ dưới lên
Pressing trap ở trung lộ :
https://vimeo.com/290691622
Điều cơ bản trong việc Pressing trap là cái trap của bạn. Trong khu vực trap đó bạn phải tạo lợi thế hơn người so với đối thủ trong 1 khu vực. Vì phải xử lý trong 1 phạm vi hẹp có quá đông các cầu thủ pressing nên cầu thủ đối phương thường mất bóng.
Nhưng khi tôi test trên hệ thống FM thì nó lại phát sinh vấn đề, vấn đề đó chính là hệ thống position của game. Như mình đã từng post bài về sự khác biệt của 4231 ngoài đời và trong game (https://community.sigames.com/topic/…231-explained/) thì khi thực nghiệm pressing trap thì cái hệ thống position của game nó lại làm khó mình thêm một lần nữa.
Nhìn vào thiết lập trong sơ đồ 4-1-2-3 DM Wide, bạn có cảm thấy vị trí ST quá cao ko, nó chẳng giống vị trí mà Firmino đứng ngoài đời một chút nào. Vậy khi thực hiện thế trận Pressing thì sao
Bạn xem ông kễnh ST pressing thế nào. Cả khi bóng đc đưa qua cánh hay trung lộ thì vị F9 của chúng ta chẳng mảy may quan tâm lắm dù mình đã max Closing down. Nguyên do vì những hậu vệ cánh, tiền vệ cánh hay CM team bên kia nằm ngoài “khu vực” mà anh ta quản lý nên anh ta chẳng việc gì phải Pressing cả.
Hơn nữa mình lại nhận ra, 2 ông AMR – AML cũng ít quan tâm nhiều đến trung lộ, vị trí đứng của 2 ông này cũng khác xa so với video .
Chỉnh sửa lại tactic
Kết quả thu đc : 1 chiếc lồng ở trung lộ đc tạo ra gồm 6 cầu thủ Liverpool
Tại sao lại đẩy 2 hậu vệ cánh lên cao thế : Các bạn có thể thấy sự khác nhau dưới đây và lý do vì sao mình phải đẩy 2 hậu vệ cánh lên cao
Nếu team đối thủ dùng AMR, AML thì việc sử dụng 2 hậu vệ cánh thấp chẳng có vấn đề gì, vì 2 AMR, AML vẫn nằm trong khu vực kiểm
soát của 2 hậu vệ cánh. Nhưng team AI lại sử dụng ML, MR nên buộc lòng mình phải dâng 2 hậu vệ cánh lên theo, nếu ko 2 MR, ML sẽ có khoảng trống để tự do hoạt động.
Set OI trong game :
Học theo Klopp ngoài đời nên mình mặc kệ, chả quan tâm đến đám hậu vệ của West Ham, cứ để tụi nó cầm bóng. Còn thằng DM Kyotake thì khi mình xem full match, thằng này lùi rất sâu và hoạt động như một trung vệ thứ 3 để giúp West Ham triển khai bóng nên mình cũng mặc xác nó luôn.
Sử dụng Tight Marking để 2 hậu vệ biên áp sát 2 tiền vệ biên của West Ham, 2 CM của West Ham thì nhìn như ko dc ai kèm nhưng đó là trap Pressing mình đặt ở trung lộ. Khi 2 tiền vệ biên bị kèm thì AI sẽ chuyền cho 2 thằng CM, lúc đó chính là lúc Pressing trap hình thành.
Kết quả :
Các hậu vệ West Ham mất hẳn sự liên kết với các tiền vệ trung tâm của West Ham, chỉ có 2 tiền vệ biên của west ham là liên kết đc với họ. (2 thằng hậu vệ biên làm clgt
).
Những đường chuyền vào trung lộ của 4 hậu vệ West Ham hầu như bị chặn đứng
Pressing trap ở cánh :
https://www.youtube.com/watch?v=_dBtD63LQ6QKiếm đc mỗi video của RB Leipzig nên học theo vậy.
Sơ đồ trên giấy thì RB Leipzig sử dụng 2 tiền đạo nhưng mà 2 tiền đạo của RB Leipzig thì 1 di chuyển cực kỳ rộng, 1 thì lùi sân để tham gia Pressing các kiểu. Nên set 2 ST trong FM thì chắc chắn ko thể giống ngoài đời đc rồi
OI set của Pressing trap bên cánh hơi phức tạp một chút vì bạn phải Show onto Foot cho đúng để kiểm soát đường chuyền của AI
Còn về việc chọn Foot làm sao cho đúng thì các bạn theo dõi bài viết này, phần 5-6-7
https://www.passion4fm.com/win-posse…-match-tactic/
Ảnh in game : 2 bên cánh của West Ham có tới 4 cầu thủ gần đó, rất dễ dàng thực hiện 1 pha Pressing ở 2 bên cánh
Kết quả : Tới phiên các anh đá cánh bị cô lập, anh số 17 thì may mắn hơn một chút vẫn liên kết dc với trung lộ
Tổng kết :
Các sơ đồ phổi biến như 4-1-2-3 DM Wide hay 4-2-3-1, 4-4-2, 4-3-3 ….ko lập Pressing trap dc à. ?
Theo lý thuyết vẫn tạo đc Pressing trap , nhưng trap của các sơ đồ này thì team mình ko tạo dc ưu thế hơn người ở trong trap và nó chả giống ngoài đời tẹo nào.
Pressing trap bắt buộc phải dùng 2 sơ đồ trên ?
Cũng ko hẳn, đây là 2 sơ đồ mình suy nghĩ nó hiệu quả thôi. Nếu bạn nghĩ ra sơ đồ nào có thể thực hiện pressing trap tốt hơn thì cứ dùng, ko nhất thiết phải bám theo 2 sơ đồ trên .
Pressing trap is OP ?
Mơ đi, nếu bạn nhìn kỹ sẽ thấy nhược điểm của từng loại
Với kiểu trap ở trung lộ thì 1 lượng lớn cầu thủ ở team sẽ tập trung ở trung lộ. 2 cánh chỉ có mỗi hậu vệ biên. Mà 2 hậu vệ biên này lại Tight Marking nữa chứ. Nếu tiền vệ cánh team đối phương giỏi 1 chút thì 2 hậu vệ biên của bạn chuẩn bị hít khói đi
Còn kiểu trap bên cánh thì sao, cũng thế. Để thiết lập trap mình đã dùng cả 2 CM là BWN sp => ko có 1 Holding nào ở trung lộ cả => khả năng chết ở trung lộ cực kỳ lớn
Nói chung thì Pressing trap chỉ là 1 lối chơi, ko nhất thiết các bạn phải đâm đầu vào đó. Còn việc sử dụng nó thế nào phải xem đối thủ của bạn ra sao, và trình độ của team bạn thế nào và chính bạn nữa
Bonus : 2 đối tượng mình thường sử dụng Pressing trap
Bạn đang cần Faces cho FM TOUCH Bạn đang cần bản Faces cho máy dung…
Việt hóa cho FM 23 đã được 69%, mời bạn dùng ;) Download: https://nhatluong.dev/download/FM23/fmvn_fm23_vietnamese.zip https://drive.google.com/drive/folders/1QtgxXL0BhIDBJn8_WBg7AsX8Qc7y2Haq?usp=sharing…
This website uses cookies.