Tactics

Sơ đồ 4-4-2 Kim Cương

Sơ đồ 4-4-2 Kim Cương (KC) Diamond là 1 sơ đồ biến thể của sơ đồ 4-4-2 truyền thống.

Hậu vệ

Sơ đồ 4-4-2 KC có vài biến thể ( các sơ đồ 4-1-3-2, 4-1-2-1-2, 4-3-1-2 và sẽ được đề cập sau ), tuy nhiên các biến thể có đều có điểm chung là sử dụng hệ thống hậu vệ 4 người. So với sơ đồ 4-4-2 truyền thống thì sơ đồ KC có thêm sự bảo vệ của 1 tiền vệ phòng ngự. Nơi phải chịu sức ép nhiều nhất của sơ đồ KC là 2 hậu vệ cánh, và đây cũng là nơi phát huy sức mạnh của sơ đồ này. Không giống như sơ đồ 4-4-2 truyền thống, các hậu vệ biên có thể phối hợp chồng biên cánh ( Overlap), các hậu vệ biên trong sơ đồ KC thường phải tự mình vượt qua đối phương và thực hiện các pha tạt cánh. Nói 1 cách khác, các hậu vệ biên là người tự tạo ra sự đột phá mà không lệ thuộc nhiều vào các tiền vệ cánh hay cự li đội hình, giống như ở sơ đồ 4-4-2 truyền thống.

Tiền vệ
Cách kèm người của tuyến tiền vệ giữa sơ đồ KC và truyền thống là khác nhau. Sơ đồ KC luôn có khoảng trống ở 2 biên như đã nói ở trên. Nhiệm vụ của các tiền vệ là khắc phục điểm yếu đó, tránh cho các hậu vệ biên đối phương phối hợp chồng cánh. Khi lấp khoảng trống ở cánh, các tiền vệ trung tâm ( MC ) và tiền vệ công ( AMC ) sẽ di chuyển để kèm người. Trong các biến thể sử dụng tiền vệ công ( 4-1-2-1-2 và 4-3-1-2 ), các tiền vệ này sẽ phải di chuyển khá xa vị trí của mình để kèm người. Với sơ đồ 4-1-3-2 thì việc kèm người của các tiền vệ trung tâm ( MC ) sẽ dễ dàng hơn.

Dù vậy, vẫn rất dễ có tình huống 1 tiền vệ của đối phương được tự do, và các việc hậu vệ biên đối phương sẽ dâng lên phối hợp.

Ví dụ minh hoạ

1 trong những yêu cầu khác khi sử dụng sơ đồ KC có tiền vệ công là các tiền vệ trung tâm MC không nhất thiết phải di chuyển ra cánh quá xa vị trí của mình, điều này rất dễ gây ra hiện tượng vỡ đội hình và dẫn đến 1 tiền vệ trung tâm MC của đối phương có khoảng trống dâng lên, do tiền vệ công AMC không thể bỏ quá xa vị trí của mình. Trong trường hợp này, việc sử dụng tiền vệ trung tâm và tiền vệ phòng ngự có tốc độ tốt là điều bắt buộc để ngăn chặn sự nguy hiểm đó.

Đây chính là điểm yếu khi sơ đồ KC phải đối đầu với sơ đồ 4-3-3/4-5-1.

Lưu ý thêm, đây là những tình huống tuyến tiền vệ của sơ đồ KC gặp phải. Sơ đồ KC vẫn còn hệ thống hậu vệ 4 người phía sau.

Khi tổ chức tấn công, với 4 tiền vệ và 2 tiền đạo, sức mạnh của sơ đồ KC khi tấn công trung lộ là tấn công. Tuy nhiên, không nhất thiết sơ đồ KC phải tấn công trung lộ khi các tiền đạo có thể di chuyển lùi sâu, hoặc ra cánh để hỗ trợ và phối hợp cùng các hậu vệ biên dâng cao. Tiền đạo có thể chơi lùi sâu hỗ trợ nếu như số lương tiền vệ giữa sân của sơ đồ KC là không đủ, hoặc bị kèm chặt.

4-1-3-2, 4-1-2-1-2 hay 4-3-1-2?
Sơ đồ 4-1-3-2 phòng ngự tốt hơn 2 sơ đồ còn lại. Dùng về mặt lý thuyết kèm người, cả 3 sơ đồ đều giống nhau. Tuy nhiên vị trí của AMC và MC là có sự khác biệt. VD, Trong sơ đồ 4-1-3-2, khi 1 tiền vệ trung tâm MCr ( tiền vệ trung tâm lệch phải ) di chuyển ra cánh, tiền vệ trung tâm khác (MC) sẽ dễ dàng lấp khoảng trống mà tiền vệ kia đã để lại, trong khi tiền vệ công AMC trong 2 sơ đồ còn lại chỉ có thể di chuyển lui về trong 1 phạm vi nhất định.

Dù vậy, sơ đô 4-1-3-2 sẽ không phải là sự lựa chọn tốt khi đối đầu với sơ đồ 4-5-1. Sử dụng sơ đồ có tiền vệ công AMC như 4-1-2-1-2 hay 4-3-1-2 sẽ tốt hơn, khi tiền vệ công AMC sẽ là người trực tiếp kèm tiền vệ phòng ngự đối phương, nơi mà đối phương có thể sử dụng 1 tiền vệ có lối chơi sáng tạo, vd như Deep Lying Playmaker.

Điểm giống nhau giữa 4-1-3-2 và 4-1-2-1-2 là kiếm soát được tiền vệ công AMC của đối thủ, điều mà sơ đồ 4-3-1-2 gặp khó khăn, đặc biệt khi nhạc trưởng của đối phương nằm ở vị trí AMC. Dù rằng trong 4-1-3-2, 1 tiền vệ trung tâm MC sẽ lui về kèm, tuy nhiên việc sử dụng 4-1-2-1-2 hay 4-1-3-2 sẽ dễ dàng hơn.

Điểm khác nhau giữa 4-1-3-2 và 4-3-1-2 là lối thế của tiền vệ phòng ngự DMC. Từ vị trí tiền vệ phòng ngự AMC, cầu thủ này sẽ dâng cao hỗ trợ tấn công mà không bị kèm nếu như đối phương không có tiền vệ công như 4-2-3-1 hay 4-3-2-1.

Tiền đạo
1 trong 2 tiền đạo sẽ chơi vai trò hỗ trợ. Tiền đạo này sẽ lui về với vai trò kiến tạo như 1 tiền vệ công AMC nếu sử dụng sơ đồ 4-1-3-2, hoặc lúc này sẽ có đến 2 cầu thủ kiến tạo nếu chơi trong sơ đồ 4-1-2-1-2 / 4-3-1-2.

Điểm khác biệt giữa tiền đạo của sơ đồ KC và truyến thống, đó là tiền đạo có thể di chuyển ra cánh để phối hợp với hậu vệ biên, hoặc chơi như 1 tiền vệ cánh Winger nếu cần.

Tiền đạo còn lại sẽ có nhiệm vụ ghi bàn. Tiền đạo này có thể là 1 Poacher không cần tham gia quá nhiều vào việc xây dựng lối chơi, hoặc là 1 Target Man với nhiệm vụ nhận bóng và chuyền cho tiền vệ trung tâm MC hoặc tiền vệ công AMC.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng cả 2 tiền đạo đá cắm trong trường hợp phải đối đầu với sơ đồ 4-4-2, hoặc đối đầu với những đội bóng có tiền vệ công AMC xuất sắc ( cần thêm người để kèm ). Có khả nhiều lựa chọn cho cặp tiền đạo trong sơ đồ KC. Hãy thử sử dụng 2 Complete Forward cùng 1 tiền vệ công chơi sáng tạo, bộ 3 này có thể xuyên thủng bất cứ hàng phòng ngự nào trong 1 ngày phong độ cao.

Tiền vệ công AMC / Nhạc trưởng
Nhiệm vụ quan trọng của tiền vệ công AMC trong sơ đồ KC là phải tìm được khoảng trống và kiến tạo cho tiền đạo phía trên. Do đó sử dụng vai trò Playmaker hay Trequartista ở vị trí này rất dễ bị vô hiệu hoá. Trong trường hợp đối thủ không có tiền vệ công AMC, việc sử dụng 1 nhạc trưởng ở vị trí tiền vệ phòng ngự DMC cũng là 1 lựa chọn rất tốt ( Deep Lying Playmaker ).

Việc sử dụng 1 tiền vệ công AMC nhằm mục đích tấn hỗ trợ tấn công và phòng ngự trong cùng 1 trận đấu là điều khá khó khăn. Rất hiếm có thể thấy được 1 cầu thủ chơi ở vị trí này có khả năng phòng ngự tốt và phát động tấn công. Đây có thể là vị trí yếu nhất trong đội hình, và cũng có thể là vị trí quan trọng.

Sơ đồ 4-4-2 Kim Cương sử dụng MR/ML ( Wide Diamond – WD)
Không giống như sơ đồ KC khác, sơ đồ KC WD khác ở cách tấn công lẫn phòng thủ. Sơ đồ KC WD có thể phòng ngự cả 2 cánh cùng 1 lúc với MR và ML, không giống như sơ đồ KC chỉ có thể kèm được 1 cánh tại 1 thời điểm. Tiền vệ công AMC của sơ đồ KC WD sẽ lui về phòng ngự cùng với tiền vệ phòng ngự DMC. 2 tiền vệ ở biên MR và ML có vai trò hệt như trong sơ đồ 4-4-2 truyền thống, đó là tạo cơ hội ở 2 bên cánh, cũng như phối hợp cùng hậu vệ biên chồng cánh.

Sơ đồ KC sẽ để khoảng trống ở 2 cánh và sơ đồ KC WD sẽ để khoảng trống ở giữa sân.

Áp Sát
Với những ai muốn các tiền vệ di chuyển thật nhanh khu vực cánh, việc yêu cầu áp sát ( Close Down ) là việc hợp lý. Tuy nhiên cần sử dụng hợp lý và phối hợp cùng hậu vệ biên.

– Nếu hậu vệ biên của bạn có tốc độ tốt, việc áp sát nhanh sẽ rất tốt.
– Nếu tiền vệ cánh của đối phương có kĩ thuật tốt, việc gây sức ép cho cầu thủ này là không dễ dàng, sẽ hợp lý hơn là không nên áp sát quá nhanh mà lựa chọn xử lý Show Onto Foot ( trái chân thuận ).

https://fm-vn.com/diendan/showthread.php?31004-S%C6%A1-%C4%91%E1%BB%93-4-4-2-Kim-C%C6%B0%C6%A1ng

FMVN

Diễn đàn FM-VN là nơi bạn vui chơi, chia sẻ những niềm vui, kinh nghiệm về các dòng game quản lý bóng đá, mà chủ yếu là Football Manager.

Recent Posts

[FM24] FMVN skin

Một bộ skin mặc định của game, hỗ trợ hiện thị tiếng Việt và có…

2 weeks ago

[FM24] Việt Hóa

Đến hẹn lại lên, FMVN tiếp tục tung ra bản Việt hóa mới cho FM24…

3 weeks ago

[FM24] Trung Skin

Một bản skin đẹp, nổi tiếng và được làm với mod Trung, từ FMVN ;)…

3 weeks ago

[FM TOUCH] Một Số Mẹo Nhỏ Cần Biết

Bạn đang cần Faces cho FM TOUCH Bạn đang cần bản Faces cho máy dung…

1 month ago

Tổng hợp thông tin FM 24

Đến hẹn lại lên, cứ đến tháng 10 hằng năm là SI lại phát hành…

1 month ago

[FM23] Việt Hóa

Việt hóa cho FM 23 đã được 69%, mời bạn dùng ;) Download: https://nhatluong.dev/download/FM23/fmvn_fm23_vietnamese.zip https://drive.google.com/drive/folders/1QtgxXL0BhIDBJn8_WBg7AsX8Qc7y2Haq?usp=sharing…

9 months ago

This website uses cookies.