“Quy tắc 2-6-2” – Một phương pháp tạo dựng chiến thuật
Tác giả
Zagallo – Nhân vật “tôi”
Nhìn lại đời thực
Trong bóng đá ngày nay, một đội bóng phải thi đấu như một khối thống nhất cùng biết phòng thủ, biết tạo dựng lối chơi và biết tấn công. Những cầu thủ tấn công cũng có những nhiệm vụ phòng thủ nhất định, những cầu thủ phòng ngự cũng có những nhiệm vụ tạo dựng lối chơi nhất định, v…v…
Nhiều đội thi đấu thành công gọi đây là “Team Defense” (tạm dịch “phòng thủ khối”). Họ cùng nhau phòng thủ để giữ sức ép lên đối phương và nhanh chóng tổ chức lại đội hình khi mà một cầu thủ phòng ngự bị đánh bại. Khi họ giành được bóng, học cùng nhau xây dựng lối chơi từ phần sân của mình một cách hiệu quả nhất có thể.
Hệ thống chiến thuật này dựa chủ yếu vào sự kiểm soát bóng, có nghĩa bóng luôn được chuyền tới một cầu thủ có nhiều khoảng trống nhất, có ít nhất hai sự lựa chọn cho cầu thủ cầm bóng (anh ta có thể chơi bật tường hay phối hợp ba người…).
Picture link
Vì thế lối chơi phải đa dạng và không sử dụng những đường dài tới thẳng những cầu thủ tấn công khiến họ bị áp đảo bởi những cầu thủ phòng ngự của đối phương.
Passing: Mixed hoặc Short.
Mentalities: Nên có mức độ tương đồng tương đối.
*****
“Team Defense” dựa vào 3 dạng vị trí chiến thuật “Gây sức ép” (Pressure) – “Bọc lót” (Cover) – “Cân bằng” (Balance).
Cầu thủ phòng ngự gần nhất (cầu thủ phòng ngự thứ nhất) với trái bóng phải gây ra sức ép với cầu thủ cầm bóng của đối phương, xoạc bóng khi có thể và cản phá đợt tấn công để ngăn cầu thủ tấn công sút bóng hay giành lại trái bóng.
Cầu thủ phòng thủ (gần với vị trí cầu thủ cầm bóng của đối phương) thứ 2 phải tạo ra sự bọc lót, và có thể trở thành cầu thủ gây sức ép nếu như cầu thủ đầu tiên bị vượt qua hoặc phải truy cản một cầu thủ tấn công khác.
Cầu thủ gần nhất với khung thành (và tất cả cầu thủ khác) phải tạo ra sự cân bằng về chiến thuật, nghĩa là tạo dựng thêm sự bọc lót cho hai cầu thủ kia và đồng thời để mắt tới những cầu thủ tấn công khác của đối phương (bởi họ sẽ chạy vị trí để đạt được những khoảng trống trong hàng thủ của đội ta).
Picture Link
Lý thuyết này không chỉ áp dụng cho những cầu thủ phòng ngự mà còn cho cả đội. Một cầu thủ tiền vệ phải trở thành một cầu thủ phòng ngự gây sức ép khi anh ta nhận ra rằng mình là người gần với cầu thủ cầm bóng của đối phương nhất. Và anh ta cần phải lùi về để bọc lót cho hàng phòng ngự phía sau trong trường hợp bản thân anh ta đã bị vượt qua.
Lối chơi này không thể sử dụng lối phòng thủ theo người (Man-on-man defense) mà cần một sự tổ chức phòng ngự khu vực tốt (Zonal defense).
Marking: Zonal
*****
Khoảng cách giữa hàng hậu vệ và hàng tiền vệ phải luôn được duy trì ổn định. Với sức ép lên đối phương, khoảng cách đó có thể được giảm xuống. Khi những cầu thủ đối phương áp sát khu vực Penalty, kể cả những cầu thủ tiền vệ cũng phải lùi về. Nhưng khi mà không phải tạo sức ép lên đối phương, hàng hậu vệ cũng nên ở lại để chống những đường chọc khe (có thể xảy ra) của đối phương.
Picture Link
Vì thế, nếu đội đối phương có bóng, thì khi dâng lên tấn công, họ sẽ vấp phải sự kháng cự tăng dần lên.
Closing-down: Own half (Những cầu thủ tuyến trên) và Stand off (hai cầu thủ trung vệ).
*****
Sơ đồ này là một trong những lý giải cho việc thành công của những đội sử dụng một (hoặc thậm chí hai) tiền vệ phòng ngự, thường trong sơ đồ kim cương hoặc phía sau cầu thủ tiền vệ tấn công. Vị trí này là một nhân tố chủ chốt đảm bảo sự tấn công bị chặn lại kể cả trước khi những cầu thủ tấn công của đối phương dâng lên được tới hàng phòng ngự của đội nhà.
Chiến thuật này với một đội bóng tốt (và nhanh), chúng ta có thể đẩy hàng phòng ngự lên cao. Bởi ngay cả khi một cầu thủ tấn công của đối phương phá được bẫy việt vị, hàng phòng ngự đội nhà vẫn có thời gian đuổi theo cầu thủ tấn công đó trước khi anh ta có thể đi bóng qua thủ môn.
Formation: Diamond (4-1-2-1-2) sử dụng Farrows với cầu thủ đá cánh.
Closing-down: High đối với DMC.
*****
Bây giờ là phần tấn công của sơ đồ này. Trong một hàng thủ căng ngang bốn người với sử dụng phòng thủ khối, ý tưởng tổng quan là sử dụng hai trung vệ với nhiệm vụ chính là phòng thủ, kiểm soát khu trung tâm. Hai hậu vệ cánh hỗ trợ tấn công xuất phát từ bên cánh của mình (như hình 4) và nếu thiết lập chuẩn xác bạn sẽ có thể được chứng kiến nhiều pha chồng cánh đẹp mắt.
Khu tiền vệ được chia ra với DMC có nhiệm vụ phòng ngự hỗ trợ các trung vệ và bọc lót khoảng trống phía sau các hậu vệ cánh khi họ tham gia tấn công. Nhưng cũng có thể trở thành một phần tử trong đợt tấn công và kiến tạo lối chơi, khi đội nhà có bóng. Và một MC/AMC sáng tạo hơn, anh ta sẽ điều khiển nhịp độ của trận đấu và có thể có những pha di chuyển đầy ngẫu hững (gây chao đảo hàng phòng ngự đối phương) phía sau các tiền đạo (nhiệm vụ tấn công), đồng thời ngăn chặn tuyến tiền vệ đối phương có thể chuyền bóng dễ dàng lên tuyến trên (nhiệm vụ phòng thủ).
Picture Link
Những hậu vệ cánh: Có nhiệm vụ chính là tấn công (khi mà phòng thủ khối đang hoạt động).
DMC: Có nhiệm vụ phòng thủ nhưng không thể là người duy nhất với Mentality là Defense.
*****
Những cầu thủ đá cánh cần phải kiểm soát được hành lang của mình và nên chơi rộng. Cho dù có nhiều người chơi sử dụng tiền vệ cánh như những tiền đạo thứ ba hoặc thứ tư với mức Mentality đôi khi cao hơn một trong số các tiền đạo, nhưng tôi nghĩ điều này khá nguy hiểm khi mà họ đã để ngỏ hành lang của mình cho đối phương. Đối với sơ đồ này của tôi, họ phải khóa chặt hành lang của mình và bọc lót (nhiệm vụ phòng thủ) khi những hậu vệ cánh đang thực hiện những pha chồng cánh.
Picture Link
Và đồng thời họ cũng là những cầu thủ kiến tạo, tạo ra những cơ hội ăn bàn (nhiệm vụ tấn công) cho những tiền đạo.
Picture link
Tiền vệ cánh: Closing-down nên đặt high và low ở Creativity.
Tiền vệ cánh: Mentality nên thấp hơn của các tiền đạo.
*****
Những tiền đạo có nhiệm vụ chủ yếu là tấn công. Kéo dãn hàng phòng ngự của đối phương, tận dụng các khoảng trống. Và gây khó khăn cho đối phương trong việc tạo dựng lối chơi từ phần sân của họ.
Mentality: Attacking (nếu sử dụng targetman, không nên đặt cùng mức mentality trung bình của đội!).
Quay trở lại với sơ đồ chiến thuật trong game
Tôi gọi đây là “quy tắc 2-6-2”.
Giả định của tôi là: Mentality không chỉ ảnh hướng đến lối chơi của cầu thủ mà còn quyết định đến vị trí trên sân. Tất nhiên họ vẫn có mức nhất định không phải cứ tiền đạo mà đặt Mentality ở mức normal hay defense sẽ đá ngang hàng với hậu vệ hay những hậu vệ với mức Mentality là attacking sẽ dâng lên khu vực Penalty của đối phương để đá như một tiền đạo.
Để có một đội hình chặt chẽ và giữ cho các cầu thủ ở cự ly tương đối để có nhiều sự lựa chọn trong chuyền bóng, 6 cầu thủ ở giữa phải tham gia cả thủ lẫn công với mức Mentality giống nhau. Chỉ có các trung vệ là có nhiệm vụ phòng thủ còn các tiền đạo có nhiệm vụ tấn công thuần túy. Nhưng không đặt ở Mentality ở chế độ cao nhất mà nên đặt ở mức thứ 3 từ trái sang với các trung vệ và mức thứ 3 từ phải sang với các tiền đạo để giữ cho họ gần với những cầu thủ còn lại.
GK – team (hoặc có thể thiết lập thành một SK)
DC – defensive (3 từ bên trái sang)
DC – defensive (3 từ bên trái sang)
FBR – team
FBL – team
DMC – team
MR – team
ML – team
AMC – team
FR – attacking (mức 3 từ phải sang)
FL – attacking (mức 3 từ phải sang)
Mentality của những cầu thủ đá ở giữa có thể dễ dàng chỉnh thông qua thanh Mentality của đội cho phù hợp với lối chơi, đối thủ và tình huống trong trận.
Những trận đấu sân nhà và đá phản công, tôi sử dụng mức Team mentality normal 16 (cách mức attack 2 nấc).
Những trận đấu sân khách tấn công tôi sử dụng Team mentality 15, cho những trận đấu khó khăn hơn thì tôi sử dụng mức 14.
Để kiểm soát thế trận, tôi dùng mức 13 trở xuống (normal).
Để phòng thủ sự dẫn trước, tôi đặt Team mentality xuống mức Defensive (nhưng chỉ ở lúc cuối trận đấu).
(Nếu phòng ngự trước một đội mạnh hơn, kéo thanh CF, RWB và FWR xuống)
Áp dụng cho đội của tôi, chiến thuật này đã cho thấy một sự phòng thủ chặt chẽ khôn để lại khoảng trống. Cho dù chúng ta cảm thấy những trung vệ có vẻ cách xa hàng tiền vệ khi nhìn vào bảng Mentality nhưng trong game họ lại có khoảng cách hợp lý với các hậu vệ biên và DMC. Hàng tiền vệ có thể lui về để hỗ trợ thủ cũng như dâng lên kiến tạo cơ hội cho các tiền đạo khi tấn công.
Same with the strikers. Their role is to attack and get goals. So they stay upfront nearly all the times. But using these settings I have observed that they also get back two thirds of the field if needed. And as the AI nearly always leaves 2 to 3 defenders in their own half, you cannot get outnumbered in your own half.
Những thiết lập khác
TEAM INSTRUCTIONS:
Team creative freedom ở mức normal (10-12). Trong trường hợp của đội tôi lúc này, tôi không có nhiều cầu thủ sáng tạo hay có kỹ năng vì thế tôi muốn họ tuân thủ lối chơi của tôi.
Team passing style ở mức thấp nhất của Mixed (7).
Tempo và width được thiết lập dựa trên tình huống và phong cách chơi ưa thích. Tôi sử dụng mức High cho tấn công, mức cao của normal cho phản công, và mức thấp của normal hoặc thấp trong trường hợp muốn giành quyền kiểm soát bóng.
Team closing-down ở mức own-half (12).
Time wasting luôn ở mức thấp của mixed và hoạt động rất hiệu quả đối với tôi.
Defensive line cũng phụ thuộc vào tình huống, lối chơi và chất lượng của hàng thủ, Tôi sử dụng mức cao của normal (kết hợp bẫy việt vị) khi tấn công, normal khi phản công, và mức thấp của normal khi đối đầu với một đối thủ khó chơi.
Tackling ở mức normal, passing focus là mixed, marking zonal, không sử dụng tight marking! Tôi sử dụng targetman
INDIVIDUAL INSTRUCTIONS:
GK (có thể thiết lập thành một SK)
CF 2
PS team
CD 11
Tack normal
TTB mixed
Rest rarely
Cross from mixed
Distribution phụ thuộc vào thế mạnh của thủ môn
DCs
CF 2
PS 11
CD 5
Tack normal
TTB normal
Tất cả các thanh khác rarely
Cross from deep
FBs
CF 6
PS 9
CD 9 or 10
Tack hard
FwR often
RwB mixed
Long rarely
TTB often
Cross often
Cross from deep (sân khách/phản công), mixed (sân nhà)
Tight marking
DMC
CF 5 (phòng ngự/giữ lối chơi), 7 (tấn công)
PS team
CD whole pitch (để họ gây sức ép sớm hơn so với hành phòng ngự)
Tack normal
FwR rarely (sân khách/phản công), mixed (sân nhà)
RwB rarely
Long tùy theo chỉ số
TTB often
Cross mixed
Tight marking chỉ với trận trươcs các đối thủ mạnh hoặc khi phòng ngự (cẩn thận với những thẻ vàng)
Wingers
CF 6 (tôi muốn họ bám biên và chỉ kiến tạo cơ hội!!!)
PS team
CD whole pitch (để kiểm soát chặt hành lang của mình)
Tack team
FwR often
RwB mixed (tấn công), often (phản công)
Long rarely, tùy theo chỉ số
TTB often, mixed (trong những trận đấu sân khách khó khăng)
Cross often
Cross from byline (sân nhà), mixed (phản công/sân khách)
AMC
CF much
PS short
CD 11
Tack normal
FwR often
RwB often
Long rarely, tùy theo chỉ số
TTB often
Cross mixed/rarely
Strikers
Tôi sử dụng với những thiết lập mặt định Targetman và striker của game. Tất nhiên mức Mentality thì thay đổi theo những gì tôi đã nói ở trên. Và thay đổi một số thứ:
Striker crosses from mixed, cross aim là far post, closing down is ở mức thấp của “own area”.
Target man crosses from byline, closing down ở mức own half (12), không sử dụng hold-up ball khi phản công!
Luyện tập
Sử dụng thiết lập này, các cầu thủ cần có thể lực tốt, đặc biệt là những cầu thủ tiền vệ. Có 3 lý do cho điều này: Đội hình khá gần, họ thường phải di chuyển qua lại trên sân. Họ thực hiện nhiều đường chuyền, họ phải luôn di chuyển để tạo ra những lựa chọn chuyền bóng. Họ phải cố gắng kéo đối phương ra khỏi vị trí và có thể bị truy cản nhiều hơn thường lệ. Nên cần để mắt.
Khi tôi mới sử dụng chiến thuật này, đội của tôi cần 3 đến 4 trận để quen và đá như tôi mong muốn. Vì thế nếu bạn thử áp dụng chiến thuật này, mong bạn kiên nhẫn.
Kết quả của tôi
Đó là tất cả “quy tắc 2-6-2” của tôi. Tôi hy vọng sự giải thích được rõ ràng. Mọi thử nghiệm, thắc mắc, phản hồi đều được trân trọng.
Tất cả đều được tôi tiến hành trên bản 8.0.1.
Đây là kết quả của một nửa mùa giải mà tôi đã sử dụng:
Topic gốc
“The 2-6-2-Rule. An Approach To Creating Tactics” – Link
Lược dịch
Hiru
“Đây là một bài viết khá logic và bổ ích. Hy vọng giúp ích nhiều cho các bạn trong việc tạo ra một chiến thuật hoàn hảo của riêng mình.“