4-42 được biết là 1 đội hình khá phổ biến vài năm gần đây, đặc biệt ở bóng đá Anh. Với đội hình này, luôn có sự liên kết chặt chẽ giữa các “cặp” ở các tuyến. Cặp tiền đạo phải có sự cân bằng bổ sung lẫn nhau, theo đó là cặp tiền vệ, cặp trung vệ. Cặp tiền vệ trung tâm trong đội hình 4-4-2 phải kiểm soát được cả khu vực phòng ngự và tấn công của đội hình, do đó nếu có 1 cặp tiền vệ box-to-box sẽ là 1 điều hợp lý nếu xét trên mặt lý thuyết. 1 sự lựa chọn khác đó là phân rõ ràng nhiệm vụ cho từng tiền vệ, tức theo công thức “kiến tạo-dọn dẹp”, như R.Keane và Scholes ( MU ), hay G.Silva và Viera ( Arsenal )… 1 điểm chung, đó là 1 người dâng cao, và 1 người lùi lại. Chính nhờ các mối liên hệ như vậy mà đội hình 4-4-2 vẫn có thể duy trì và được sử dụng đến ngày hôm nay.
Với sự xuất hiện của 4-2-3-1 Dominate, đã có tách rời giữa tiền vệ phòng ngự và tiền vệ tấn công, tuy nhiên nhìn tổng thể vẫn giống như 4-4-2. Tiền vệ tấn công phải có sự liên kết nhất định với tiền đạo, như cái cách mà 2 tiền đạo trong 4-4-2 liên kết với nhau. Trong nhiều tình huống khác nhau, đó có thể là 1 tiền đạo ảo ( Sneijder, Wellbeck … ), hoặc thậm chí là 1 tiền đạo Target Man ( có thể hình cao to ) như Felliani, Tim Cahilll….v.v..
Sự liên kết giữa 2 tiền vệ trung tâm là điều quan trọng nhất. Giả sử 2 tiền vệ trung tâm của 4-4-2 có đủ không gian và thời gian hơn so với những cầu thủ tấn công ở phía trên, thì vai trò cũng họ cũng chính là vai trò của 2 tiền vệ trung tâm trong đội hình 4-2-3-1.
1 – Cặp tiền vệ “kiến tạo – dọn dẹp” , “chân chuyền – chân chạy”
Kiến tạo – Chân chuyền. Dọn dẹp – Chân chạy.
Cặp Mikel và Lampard tượng trưng cho 1 cặp trung tâm được sử dụng nhiều nhất, đó là sử dụng 2 tiền vệ chơi lùi sâu. Trước tiên, cần làm rõ là không phải cả 2 tiền vệ Mikel và Lampard có vai trò giống nhau. Trong 2 người sẽ có 1 người làm nhiệm vụ kết nối 4 cầu tấn công phía trên và 6 cầu thủ phòng ngự phía dưới. Những cầu thủ làm vai trò này tốt là Xabi Alonso, L.Modric, M. Arteta…Có thể kể ra 1 cặp nổi tiếng của MU, đó là Scholes-Keane.
Thông thường, cầu thủ làm nhiệm vụ kiến tạo – chân chuyền được bổ sung bởi 1 tiền vệ dọn dẹp – chân chạy khác. Dọn dẹp ở đây có thể à 1 cầu thủ phá lối chơi như Pepe hay Mikel, hoặc 1 tiền vệ con thoi Box-to-box như Keane, Fletcher, Lampard, A.Song…
Các vị dụ cho chân chuyền-kiến tạo : Alonso, Modric, Barry, Carrick, Schweinstiger, Nuri Sahin…
Đối tác : Pepe, Parker, De Jong, Anderson/Fletcher, Luis Gustavo, Sven Bender…
2 – Cặp tiền vệ Box-to-box
1 trong những cặp tiền vệ trung tâm từng khiến báo chí tốn nhiều giấy mực, đó là Lampard-Gerrad của tuyển Anh. Với việc cả 2 đều là box-to-box, khi 1 trong 2 tham gia tấn công luôn để lại 1 khoảng trống phía sau để đối phương khai thác.
Ngoài ra có thể kể đến 1 cặp tiền vệ Box-to-Box khác của Arsenal trước đây : Wilshere-Song. Wilshere rõ ràng là tiền vệ chơi tấn công tốt hơn Song, và Song ngược lại ở khâu phòng ngự. Tuy nhiên với việc chơi cạnh nhau thường xuyên, có sự phối hợp ăn ý tốt, rõ ràng cặp Wilshere và Song tỏ ra hiệu quả hơn hẳn.
So sánh giữa 2 loại cặp tiền vệ kể trên, rõ ràng loại thứ 2 ( Box-to-box ) rất ít được các hlv đương đại sử dụng, với sự khó khăn về sự ăn ý, những cầu thủ thích hợp. Trong khi đó, khi mà bóng đá kiểm soát thế trận đang được ưa chuộng thì cặp tiền vệ “Chân chuyền-Chân chạy” lại tỏ ra hiệu quả hơn và được sử dụng nhiều. Có thể nói việc sử dụng cặp box-to-box đồng nghĩa với việc đội bóng không thể áp dụng lối chơi chuyền ngắn – vốn là điều kiện cần cơ bản của 1 lối chơi kiếm soát bóng.
Dù vậy, vẫn có những trường hợp mà HLV tìm ra 1 công thức phù hợp với cầu thủ hiện tại và biến nó thành 1 thứ vũ khí mà không phải đội nào cũng có được. Arsenal của HLV Wenger tạo ra 1 sự cân bằng với cặp Box-to-box, khi phía trên đó là sự có mặt của Fabregas và R.V.Persie. Fabregas là 1 tiền vệ tấn công ngay phía trên cặp Box-to-Box, và R.V.Persie luôn sẵn sàng lui về để nhận banh. Có thể xem như Arsenal chơi với 3 tiền vệ Box-to-Box trong đội hình.
1 ví dụ khác về cặp Box-to-box khá trái ngược nhau đó là cặp Schweinstiger – Khedira của tuyển Đức. Schweinstiger rõ ràng là 1 cầu thủ tấn công tốt hơn, trong khi Khedira mạnh hơn về khả năng phòng ngự. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây nằm ở Khedira. Anh là 1 cầu thủ luôn tạo ra sự nguy hiểm cho khung thành đối phương với những pha tham gia tấn công của mình, trong khi Schweinstiger lại thoải mái trong việc giữ vị trí để phòng thủ. Đội tuyển Đức khi đó cũng đã sử dụng Mats Hummels kiêm nhiệm vụ phòng ngự phía sau, như để bổ sung cho sự khiếm khuyết vị trí của Khedira.
3 – Sự kết hợp khác
1 ví dụ khác là cặp tiền vệ trung tâm : Arteta và Song. Arteta chơi lùi sâu ở khu vực giữa sân chứ không chơi cao như khi chơi ở Everton. Anh chơi phòng ngự nhiều hơn, và Arsenal hưởng lợi rất nhiều với sự thay đổi này. A.Song được phép chơi như Box-to-box thoải mái dâng cao, và Song chơi rất tốt với nhiệm vụ cắt bóng của đối thủ, bọc lót cho tiền đạo phía trên, và cả kiến tạo.
Về mặt phòng ngự, cách phòng ngự của Arteta và Song khác với Lampard-Mikel. Lampard và Mikel đều phòng ngự nhưng giữ vị trí chứ không áp sát nhanh, dù 1 trong 2 có vai trò tấn công nhiều hơn. Trong khi đó Arteta và Song lại di chuyển theo 1 hướng khác. Song có xu hướng di chuyển theo chiều dọc sân, còn Arteta thì lại di chuyển theo chiều ngang.
Luôn có sự kết hợp giữa chân chuyền-kiến tạo và chân chạy-dọn dẹp , và có thể có những kết hợp khác nhau. Y.Toure và G.Barry lại là 1 sự kết hợp thú vị khi Toure là chân chuyền-chân chạy trong khi Barry lại là chân chuyền thiên về phòng ngự và kiêm cả dọn dẹp. Hay có thể kể đến Anderson và Cleverley của MU dưới thời của A.Ferguson. Cả 2 đều là chân chạy-chân chuyền, và cả 2 đều có nhiệm vụ tấn công và phòng ngự giống hệt nhau, đều phải kiêm nhiệm vụ cắt bóng, tạo cơ hội cho đồng đội…Nhưng Anderson thông thường lại chơi tốt hơn.